CSGT TP.HCM kiểm tra nồng độ cồn cả trong hẻm trước sau Tết: Dân nhậu khỏi 'né' chốt
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hoàng Trung thừa nhận: Thời gian qua, việc quản lý chất lượng sầu riêng của chúng ta chưa được tốt. Ngoài việc vi phạm các quy định của nghị định thư thì các vấn đề liên quan tới an toàn thực phẩm, tồn dư hóa chất cũng đã được cảnh báo. Tình trạng thiếu liên kết, tranh mua tranh bán dẫn đến chất lượng không được đảm bảo, đặc biệt là khâu thu hoạch có vấn đề rất lớn. Có tình trạng trái sầu riêng bổ ra không có màu và mùi vị đặc trưng. "Sau hội nghị này, trước mắt các địa phương phải tăng cường các biện pháp kiểm tra giám sát vùng trồng và cơ sở đóng gói, cũng như tuyên truyền người dân, doanh nghiệp bảo vệ thương hiệu sầu riêng VN. Những vấn đề liên quan đến giống, quy định của pháp luật chúng tôi sẽ tiếp tục tìm giải pháp tháo gỡ cũng như tham mưu cho cấp cao hơn. Chúng ta cần tăng cường quản lý và nâng cao chất lượng sầu riêng vì đây là ngành kinh tế quan trọng, còn nhiều tiềm năng phát triển", ông Trung nhấn mạnh.Chất làm đầy (fillers) có nguy hiểm không?
Tham dự lễ ra mắt có Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam Nguyễn Minh Triết; Phó tổng cục trưởng Tổng cục TDTT Nguyễn Hồng Minh; Vụ trưởng Vụ Giáo dục thể chất Bộ GD-ĐT Nguyễn Thanh Đề; Phó giám đốc Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển Sinh viên Việt Nam Nguyễn Thị Ngọc Anh.
Gửi người thương: Ba, con thương ba rất nhiều!
Tuy nhiên khi xét về mặt vi mô kinh tế hộ gia đình thì năng lực thích ứng của các hộ dân khác nhau sẽ dẫn đến hệ quả phát triển không đồng đều, tạo ra sự phân tầng và khoảng cách xã hội rất lớn."Những nhóm người thích ứng được sẽ phát triển tốt hơn, nhưng sẽ có người dễ bị tổn thương không thích ứng được thì sẽ ngày càng trầm trọng hơn, không chỉ bản thân họ mà có thể kéo dài đến nhiều thế hệ sau", TS Lộc phân tích.Về an sinh xã hội, TS Nguyễn Đức Lộc khuyến nghị chính quyền TP.HCM cần tính toán phương án lâu dài, lộ trình bài bản để mọi người đều có cơ hội cải thiện cuộc sống. Đặc biệt, chỉ trong thời gian ngắn chừng 5 - 6 năm mà TP.HCM di dời số lượng lớn (gần 40.000 hộ dân) thì cần phải tính toán phương cách bền vững hơn."Nếu không có giải pháp phù hợp thì sau khi bước vào cuộc sống mới khoảng 5 - 7 năm, nếu người dân cảm thấy không theo kịp hoặc bị đuối sức trong nhịp sống mới, sẽ tạo ra sự đổ vỡ về niềm tin. Hệ quả là những tổn thương xã hội và mất ổn định còn nghiêm trọng hơn nhiều so với hiện tại", vị chuyên gia cảnh báo.Đánh giá cao giải pháp chăm lo đời sống người dân sau khi di dời nêu trong đề án, TS Nguyễn Đức Lộc đề xuất việc khảo sát và xây dựng chính sách cần được thực hiện theo mô hình đánh giá 3 giai đoạn: đầu kỳ, giữa kỳ và cuối kỳ để có thể linh hoạt điều chỉnh chính sách phù hợp với thực tiễn.Ngoài ra, trong thiết kế đánh giá cần đảm bảo sự tham gia đầy đủ của các bên liên quan, không chỉ giới hạn ở khía cạnh kinh tế mà cần mở rộng sang các khía cạnh xã hội, với sự tham vấn của các chuyên gia tâm lý học, nhân học, xã hội học và các nhà hoạch định chính sách để có cái nhìn đa chiều và toàn diện.Ông Lộc nhấn mạnh nguyên tắc "không gây tổn hại" (Do no harm) - một nguyên tắc cốt lõi được Liên Hiệp Quốc và nhiều tổ chức quốc tế áp dụng trong các dự án tái định cư (TĐC) - là yếu tố vô cùng quan trọng trong phát triển bền vững. Theo thông lệ quốc tế, các dự án TĐC cần tuân thủ hướng dẫn của Ngân hàng Thế giới và Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) về khung chính sách TĐC không tự nguyện, đảm bảo rằng người dân được di dời phải có mức sống tương đương hoặc tốt hơn trước khi di dời.Bên cạnh đó, cần thiết lập các cơ chế giám sát độc lập và hệ thống khiếu nại hiệu quả để người dân có thể phản ánh những khó khăn trong quá trình TĐC. Nếu không thực hiện tốt, hậu quả có thể là sự tổn thương kéo dài qua nhiều thế hệ, gia tăng đói nghèo đô thị, tạo ra những khu vực thiếu ổn định xã hội, từ đó làm tăng thêm gánh nặng cho hệ thống an sinh xã hội quốc gia.Kinh nghiệm từ các dự án TĐC thành công trên thế giới cũng cho thấy tầm quan trọng của việc xây dựng cộng đồng mới với đầy đủ tiện ích xã hội, tạo cơ hội việc làm và hỗ trợ đào tạo nghề cho người dân để họ có thể hòa nhập nhanh chóng vào môi trường sống mới.TS Nguyễn Thị Hậu, Tổng thư ký Hội Khoa học lịch sử TP.HCM, đánh giá đề án cải tạo gần 40.000 căn nhà ven kênh mà TP.HCM sắp triển khai xét về quy mô có thể ngang bằng với đề án phát triển đường sắt đô thị, khi đụng chạm đến cuộc sống 40.000 hộ gia đình, ước tính hơn 100.000 người dân. Bà Hậu nhấn mạnh 3 yếu tố quan trọng khi triển khai gồm TĐC, phát huy di sản văn hóa sông nước và thích ứng biến đổi khí hậu.Dưới góc độ văn hóa đô thị, TS Nguyễn Thị Hậu cho biết đây là dự án rất lớn nên cần điều tra xã hội học thực sự khoa học và khách quan để nhận được tất cả ý kiến đồng thuận và đề xuất giải quyết đời sống của người dân. Bởi lẽ, các dự án TĐC trước đây TP.HCM làm chưa tốt, và nhà ở xã hội, nhà cho người thu nhập trung bình thấp hiện vẫn là điểm nghẽn rất lớn. Điều bà Hậu lo lắng nhất là khi giải tỏa khối lượng lớn thì bố trí TĐC ra sao, không chỉ ở góc độ vật chất mà còn các tiện ích phục vụ đời sống. Và quan trọng hơn là tạo sinh kế mới cũng như tạo thuận tiện cho người dân gắn bó với sinh kế cũ và vùng lao động cũ.Ở góc độ cảnh quan và văn hóa sông nước, TS Nguyễn Thị Hậu cho biết TP.Bangkok (Thái Lan) vài chục năm trước không khác gì thực trạng hiện nay mà TP.HCM đang giải quyết. Khi đó, chính quyền Bangkok có kế hoạch chỉnh trang với mục tiêu đầu tiên là khơi thông dòng chảy, đảm bảo môi trường để bảo vệ sức khỏe người dân, cải thiện văn hóa. Lợi nhuận từ sức khỏe và văn hóa không thể đong đếm được bằng tiền và đây là lợi ích lâu dài. "Tôi rất mong muốn TP.HCM tiếp cận theo hướng ưu tiên yếu tố dân sinh lên đầu tiên để phát triển bền vững chứ không phải là thu lợi nhuận từ đất đai", TS Hậu chia sẻ.Chuyên gia này cũng lo ngại nếu TP.HCM giải tỏa trắng toàn bộ, đến mức 2 bên chỉ còn đường giao thông, bờ kè và công viên thì sẽ không giữ được bản sắc thành phố sông nước của Nam bộ nữa. Bà khuyến nghị nghiên cứu mô hình của Thái Lan và Campuchia về đô thị ven sông, hỗ trợ người dân sửa nhà quay mặt tiền ra sông, giữ gìn vệ sinh chung để tạo điểm đến phát triển du lịch. "TP.HCM có thể nghiên cứu giữ lại một số cụm dân cư điển hình ở Q.8, là nơi đông dân phải giải tỏa nhất. Mình muốn phát triển đường sông thì đầu tiên phải để cho người dân hưởng, rồi mới đến phát triển du lịch", TS Hậu nói.Về lâu dài, TS Nguyễn Thị Hậu cho biết với tốc độ biến đổi khí hậu diễn ra rất nhanh thì TP.HCM cần quay lại với tư duy thích ứng, sống chung với nước của ông bà ta trước đây. Muốn sống với sông nước thì thích ứng theo hướng xây nhà sàn bên sông, kênh rạch nhưng sử dụng vật liệu bền vững như bê tông.
Giải bóng đá Thanh Niên sinh viên quốc tế 2025 - cúp THACO (TNSV quốc tế 2025 - cúp THACO) diễn ra tại sân vận động Trường ĐH Tôn Đức Thắng (quận 7, TP.HCM) từ ngày 22.3 đến 30.3, quy tụ 6 đội bóng mạnh, bao gồm chủ nhà Trường ĐH Tôn Đức Thắng, Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa, Trường ĐH Lào, Trường ĐH Malaysia, Trường ĐH Life (Campuchia) và Trường ĐH Công nghệ Nanyang (Singapore). Trong 6 đội dự giải, chủ nhà Trường ĐH Tôn Đức Thắng có ưu thế lớn nhất. Bên cạnh sự ủng hộ của hàng nghìn CĐV nhiệt thành, thầy trò HLV Nguyễn Đình Long còn được hậu thuẫn bởi ưu thế sân nhà, với mặt cỏ và không gian khán đài quen thuộc.Tuy nhiên, thử thách cho Trường ĐH Tôn Đức Thắng ở giải năm nay, là trong tay HLV Đình Long không còn lực lượng kinh nghiệm gắn kết như mùa trước. Dàn cầu thủ mới (chủ yếu học năm nhất và năm hai) dù có thể hình đẹp và quyết tâm cao độ, nhưng lại thiếu sự dạn dày để bứt phá. Ở giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO, thầy trò ông Nguyễn Đình Long đứng nhì bảng A, sau đó dừng bước ở tứ kết trước Trường ĐH TDTT Đà Nẵng. "Chúng tôi đã bước qua nhiều cung bậc cảm xúc ở giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam, từ hạng tư ở mùa đầu, đến hạng ba mùa hai và giờ là dừng bước ở tứ kết. Các cầu thủ đã rất cố gắng và toàn đội tiếp tục phải duy trì niềm tin ở sân chơi quốc tế", HLV Đình Long bày tỏ. Để dự giải TNSV quốc tế 2025, Trường ĐH Tôn Đức Thắng bổ sung thêm 1 cầu thủ. "Nòng cốt lực lượng sẽ không thay đổi, vì chúng tôi tham gia với tinh thần có gì chơi nấy, cố gắng hết mình", HLV Đình Long nhận định.Chức vô địch giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO không chỉ mang lại cho Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa tấm vé dự giải TNSV quốc tế 2025, mà còn giúp thầy trò HLV Nguyễn Công Thành chứng minh đẳng cấp.Cả hành trình bất bại kéo dài 9 trận (từ vòng loại đến vòng chung kết), trong đó có tới 5 trận sạch lưới, cho thấy sức mạnh toàn diện và vững vàng của đại diện xứ Thanh.Với dàn cầu thủ đồng đều 3 tuyến, đan xen hợp lý giữa phẩm chất cá nhân (của những ngôi sao như Lê Văn Thức, Ngân Như Dũng) và sức mạnh tập thể (đấu pháp hợp lý, tinh thần đoàn kết), Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa vững chãi như bức tường thành mà bất cứ đối thủ nào muốn vô địch giải bóng đá TNSV quốc tế 2025 cũng phải vượt qua.Để chuẩn bị cho giải bóng đá TNSV quốc tế 2025, Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa sẽ bổ sung thêm 2 cầu thủ U.19 (có mặt tại TP.HCM giữa tuần này) để làm dày lực lượng. HLV Nguyễn Công Thành muốn lực lượng đội mạnh mẽ hơn nữa, song vẫn phải đảm bảo sự cân bằng giữa công và thủ."Chúng tôi sẽ nhập cuộc với sự tôn trọng đối thủ, tính toán chặt chẽ và hợp lý, rồi lựa chọn thời điểm tăng tốc", HLV Nguyễn Công Thành cho biết. "Giải đấu này quy tụ toàn đội mạnh, nên chẳng thể nói trước điều gì. Cả đội sẽ cùng ngồi phân tích lại điểm yếu đã để lộ ở giải trước, rồi từng bước tìm cách khắc phục". Tại giải bóng đá TNSV quốc tế 2025, Trường ĐH Tôn Đức Thắng nằm ở bảng A (mã số A1), sẽ đá trận khai mạc giải. Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa nằm ở bảng B (mã số B3). Giải đấu khởi tranh từ ngày 22.3 đến 30.3 tại sân vận động Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM).Trường ĐH Tôn Đức Thắng tham gia sân chơi TNSV quốc tế 2025 - cúp THACO với vai trò chủ nhà. Thầy trò HLV Nguyễn Đình Long đã thể hiện năng lực và sự ổn định ở sân chơi bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam, với 2 năm lọt vào bán kết và 1 năm lọt vào tứ kết. Dù làm mới lực lượng với nhiều cầu thủ mới mẻ từ năm nhất và năm hai, nhưng Trường ĐH Tôn Đức Thắng vẫn là đối thủ đáng gờm, đặc biệt khi đội bóng này giàu khát vọng và có ưu thế sân nhà. Ở tứ kết TNSV THACO cup 2025, đội Trường ĐH Tôn Đức Thắng đã chơi rất hay trước Trường ĐH TDTT Đà Nẵng khi hòa 3-3 trong thời gian thi đấu chính thức, sau đó chỉ thua sát nút trên chấm luân lưu.Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa trở thành nhà vô địch TNSV THACO cup 2025 với hành trình thuyết phục. Thầy trò Nguyễn Công Thành đã đứng nhì bảng B với 5 điểm sau 3 trận, trước khi lần lượt đánh bại hai đội Trường ĐH Công nghệ TP.HCM và Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM để lọt vào chung kết. Trước thách thức cuối cùng mang tên Trường ĐH TDTT Đà Nẵng, Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa đã thắng chung cuộc 2-1 đầy thuyết phục để đoạt chức vô địch giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO, qua đó giành tấm vé dự giải Thanh Niên sinh viên quốc tế - 2025 cúp THACO.
ĐH Quốc gia TP.HCM nói gì về cấu trúc đề thi đánh giá năng lực 2024?
Ngày 4.8, tổ chức chương trình giao lưu tập trung giữa các đoàn võ thuật trong, ngoài nước tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành, TP.Quy Nhơn.